Tập luyện và tăng cường sức đề kháng: Liên kết quan trọng

“Bạn không ốm không có nghĩa là bạn khỏe mạnh”

 

Câu nói này cho thấy được sự liên kết nhất định giữa việc tập luyện và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng không ốm chính là rất khỏe. Đó là vì trong cơ thể luôn sót lại vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng hãy tăng cường hệ miễn dịch bằng cách rèn luyện thể chất.

 

Hệ thống miễn dịch là gì? 

Hệ thống miễn dịch, còn được gọi là hệ thống miễn nhiễm. Là một tập hợp các cơ quan, tế bào và phản ứng sinh học trong cơ thể của con người và động vật. Được thiết kế nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật gây bệnh, nấm và tế bào ung thư. Hệ thống miễn dịch hoạt động như một “lực lượng bảo vệ”, ngăn cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập và phát triển của những tác nhân gây hại.

Hệ miễn dịch của cơ thể nằm rải rác ở khắp nơi trong cơ thể người, tính phức tạp cũng cao hơn, bao gồm các vùng như:

  • Da
  • Amidan cổ hung
  • Niêm mạc mỏng trong mũi, họng và bộ phận sinh dục
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Lá lách
  • Tủy xương
  • Hạch bạch huyết

Những dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch tốt

  • Ít bị nhiễm bệnh
  • Sự phục hồi nhanh chóng: Khi có một tổn thương nhỏ hoặc bệnh tật nhẹ, cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt thường phục hồi nhanh chóng hơn. Vết thương hoặc bệnh sẽ không kéo dài và cơ thể có khả năng “tự sửa chữa” hiệu quả.
  • Khả năng chống viêm nhiễm: Nhờ vào hệ miễn dịch tốt và sức đề kháng mạnh mẽ, cơ thể sẽ không gặp nhiều khó khăn để kiểm soát viêm nhiễm. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm kéo dài. 
  • Tăng cường sức đề kháng dự phòng: Xe hơi lựa chọn đi chơi đường dài thường thủ sẵn lốp xe dự phòng ở cốp sau. Cơ thể chúng ta cũng hoạt động với cơ chế đó. Sức đề kháng dự phòng sẽ bảo vệ bạn tránh xa các tác nhân gây hại đã tiếp xúc. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
  • Tình trạng da và niêm mạc tốt: Da sẽ ít bị nổi mụn, viêm nhiễm, và niêm mạc sẽ ít bị kích thích và nhiễm trùng.
  • Năng lượng và tâm trạng tích cực: Một hệ thống miễn dịch tốt giúp cơ thể duy trì tình trạng sức khỏe tốt, giúp tạo ra trạng thái tích cực trong đời sống. Cơ thể lúc này không phải “đổ hết sức” vào việc đối phó với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy có thể dành năng lượng cho các hoạt động khác.
  • Khả năng chống lại căng thẳng: Stress có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, nhưng một hệ thống miễn dịch tốt có khả năng kiểm soát căng thẳng hơn.

 

Tác động của tập luyện nhằm tăng sức đề kháng hệ thống miễn dịch

Theo thông tin từ IQ Air: Năm 2023, chỉ số chất lượng không khí (AQI) và ô nhiễm không khí PM2.5 tại Việt Nam là 83. Tức đang ở mức trung bình. Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 30 trong số 131 quốc gia có chất lượng không khí ô nhiễm nhiều nhất. Điều này cho chúng ta biết rằng, phần trăm không khí sạch hiện nay rất thấp. Nếu không áp dụng những phương thức bảo vệ khi ra đường thì về lâu dài sẽ gây hại nhiều đến sức khỏe.

Ngoài việc đeo khẩu trang 4 lớp, thoa kem chống nắng hạn chế tia UV kết hợp với quần áo tay dài, tập luyện thường xuyên cũng là một cách được rất nhiều người quan tâm. Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt khi tồn tại sự cân bằng và điều hòa ở bên trong. Mối quan hệ giữa việc tập luyện và tăng cường sức đề kháng là điều rất dễ thấy. Những người thường xuyên vận động thì khả năng mắc các bệnh vặt là rất thấp. Trong khi đó, những người trẻ tuổi mắc tiểu đường type 1 là do một phần không rèn luyện sức khỏe. Cơ thể bị thụ động và không thể đốt cháy calo dư thừa.

Sức đề kháng trong cơ thể được xây dựng từ 4 yếu tố: dinh dưỡng, tiêm ngừa, lối sống lành mạnh và tập luyện đều đặn. Trong khi đó, tập luyện giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự lưu thông máu tốt hơn. Giúp loại bỏ vi khuẩn ra ngoài phổi và đường hô hấp. Hệ miễn dịch được cải thiện hơn, không mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh v.v. 

Có một điều bạn nên biết: tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống bệnh tật là bạch cầu. Khi bạn tập luyện đều đặn, không chỉ tăng cường sức đề kháng. Mà qua đó tác động lên các kháng thể và bạch cầu trong cơ thể. Bạch cầu sẽ lưu thông nhanh và phát hiện những nhân tố gây bệnh từ sớm.

Tùy theo loại vi khuẩn sẽ chết khi ở nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Với các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể, việc tập luyện sẽ làm cơ thể ấm lên, ngăn được sự phát triển của vi khuẩn. 

Một lợi ích nữa liên quan đến tinh thần. Tập luyện làm chậm sự giải phóng cortisol gây căng thẳng cho cơ thể. Khi đó, cơ hội bệnh tật sẽ tăng cao. Vì vậy, việc ngăn chặn sự sản sinh của hormone gây căng thẳng là tập luyện đều đặn.

30 phút luyện tập tăng cường sức đề kháng

Nếu bạn không thích việc tập luyện theo lịch tập. Vậy hãy 30 phút mỗi ngày để đạp xe, đi bộ nhanh, vận động thể thao. Phân biệt giữa lao động và vận động. Một hành động nhưng hai ý nghĩa. Vận động tập trung rèn luyện sức khỏe. Còn lao động tập trung vào việc kiếm tiền. Lựa chọn không gian thoáng đãng, ra công viên, phòng gym, đến ven kênh để tận hưởng môi trường mát mẻ đầy cây xanh.

 

Tăng cường sức đề kháng bằng tập luyện

Dưới đây là một bài tập Exciter Sports đã tham khảo từ các chuyên gia thể thao. Mục đích để cơ thể bạn được vận động đúng cách, từ đó mới cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cho các hoạt động khác được diễn ra tốt nhất.

Squat Jump

Đứng ở tư thế squat, dang rộng hai chân hơn, sau đó nhảy lên cao. Đồng thời hai tay cũng giơ lên cao. Kết thúc động tác ở tư thế squat và lặp lại.

Thực hiện: 5 – 10 lần, nghỉ 30 giây giữa mỗi hiệp

Calo đốt cháy: 10 phút – khoảng 100kcal

360 Squat Jump

Một bài tập biến thể của squat jump. Cách tập: thực hiện tương tự như squat jump, sau đó quay 360 độ trên không. Lần lượt từ bên trái rồi bên phải.

Thực hiện: 5 – 10 lần mỗi bên

Calo đốt cháy: 10 phút – khoảng 120kcal

Kickboxing

Đây là một bài tập tim mạch, kết hợp với chuyển động của boxing. Việc bạn cần làm là đấm – đá vào không khí, sau đó tiếp đất bằng cú đá nhẹ nhàng. Lưu ý: không làm tổn thương gót chân và cổ chân.

Thực hiện: 6 động tác (mỗi động tác 1 phút), nghỉ 2 phút sau ba động tác

Calo đốt cháy:30 phút – 260 kcal

TRX

Những bài tập kháng lực với dây không chỉ giúp bạn gia tăng sức mạnh mà còn khiến cơ thể thêm dẻo dai, tăng độ linh hoạt.

Thực hiện: 4 động tác (mỗi động tác 30 giây), sau 2 động tác nghỉ 1 phút

Calo đốt cháy: 20 phút – 300kcal

 

Bạn có thể tham khảo một số bài tập kháng lực với dây treo TRX tại đây.

 

Lời kết

Tập luyện đều đặn tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Duy trì thói quen tập luyện, lên kế hoạch tập luyện hẳn hỏi, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí, ngủ đủ giấc sẽ tạo nền tảng để cơ thể luôn sẵn sàng đối mặt với tác nhân gây bệnh.

Qua những thông tin trên, Exciter Sports tin rằng mối liên kết giữa tập luyện và tăng cường sức đề kháng là điều quan trọng cần làm. Bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật bằng việc tập luyện đều đặn bạn nhé. 

_______________________________________
Tăng cường sức khỏe – Nâng cao đề kháng.
Liên hệ ngay số hotline để nhận được tư vấn chi tiết về lộ trình tập luyện cá nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *