Tập luyện đúng cách: Làm thế nào để tránh sai lầm phổ biến

Thật không sai khi chúng ta ý thức được rằng: tập luyện đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Tập luyện thường xuyên giúp nâng cao thể chất một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tập luyện đúng cách. Dễ mắc những sai lầm cơ bản trong suốt quá trình thực hiện. Exciter Sports nghĩ bạn nên biết về hậu quả khi không tập luyện đúng cách.

Hậu quả khó lường

Tập luyện mỗi ngày nhưng chắc có kết quả mấy. Khiến cơ thể thêm mệt mỏi do hoạt động quá sức. Thậm chí gây ra những tác hại nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.

Chấn thương 

  • Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng chấn thương cao, xảy ra ở mọi đối tượng khi không tập luyện đúng cách
  • Việc thực hiện bài tập sai kỹ thuật hoặc quá mức có thể gây ra chấn thương cho cơ bắp, xương, khớp và mô liên kết.
  • Chấn thương này có thể là những vấn đề nhỏ như căng cơ, bầm tím, nhức mỏi. Nhưng cũng có thể là những vấn đề nghiêm trọng hơn như gãy xương, rách dây chằng, hoặc đau thắt lưng.

Kiệt sức và mệt mỏi

  • Mệt mỏi dẫn đến sự giảm sút về hiệu suất và sự tập trung trong tập luyện, cũng như trong các hoạt động hàng ngày.
  • Hãy nhớ rằng: tập luyện đúng cách hỗ trợ bạn giải tỏa cơn stress ở giới hạn nhất định. Đừng cố tập luyện nhiều vì sẽ khiến cho tinh thần bị căng ra, không thoải mái ở những buổi tập sau.

Thay vì mỡ, lại giảm cơ

  • Nhiều người lầm tưởng về khả năng đốt mỡ thượng thừa của các bài tập cardio. 
  • Lạm dụng chúng một cách thường xuyên. Không đa dạng phương thức tập luyện.
  • Hậu quả vì không tập luyện đúng cách: đốt cơ. Mỡ sẽ khó bị loại bỏ do tỉ lệ đốt cháy calo giảm xuống. 
  • Hoặc quá chú trọng vào một nhóm cơ, hoặc bài tập cụ thể mà không xen lẽ tập luyện cho các nhóm cơ khác. Điều này có thể gây ra tình trạng bất cân đối cơ bắp.
  • Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có thể gây ra vấn đề về sức khỏe và chấn thương cơ bắp.
Tập luyện sai cách dẫn đến mất cơ nạc

Tự gây áp lực tâm lý

  • Áp lực tâm lý và mệt mỏi khác nhau ở điểm: Khi mệt, bận chỉ muốn dừng hết mọi hoạt động tập luyện. Nhưng khi mắc phải áp lực tâm lý, bạn lại liên tục luyện tập dù cách thức sai hoàn toàn.
  • Khi cơ thể sau quá trình tập luyện sai, sẽ không đạt được kết quả hình thể như mong muốn. 
  • Từ đây, người đầu sẽ tự gây áp lực lên chính mình. Buộc bản thân phải tập với cường độ và tần suất cao, thay vì phải thay đổi các bài tập.  
  • Điều này có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu, và thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý chung.

 

Sai lầm cần tránh để tập luyện đúng cách

Dưới đây là 10 sai lầm mà Exciter Sports đã tổng hợp lại. Mục đích là để nhắc nhở bạn – những người đang theo đuổi tập luyện cần lưu ý và tránh mắc lại các điều cơ bản này. Và lầm sao để tránh những sai lầm đó thì hãy theo dõi tiếp bài viết nhé. 

Sai lầm 1: Không có kế hoạch tập luyện rõ ràng

Một sai lầm phổ biến thường thấy là bắt đầu tập luyện mà không có lộ trình cụ thể. Việc này có thể dẫn đến việc luyện tập không hiệu quả, dễ gây thất vọng và mất động lực.

Phòng tránh: Hãy xác định mục tiêu của bạn – liệu bạn muốn tăng cơ bắp, giảm cân, cải thiện sức bền hay linh hoạt? Sau đó, xây dựng kế hoạch tập luyện dựa theo mục tiêu đó. Điều này bao gồm việc lên lịch tập luyện, chọn bài tập phù hợp, đảm bảo sự đa dạng trong chế độ tập và thực hiện đúng kỹ thuật của mỗi động tác.

Không có kế hoạch cụ thể khiến việc tập luyện thêm mệt mỏi

Sai lầm 2: Quá tập trung vào một bài tập

“Một cây lầm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”

Ca dao tục ngữ ngày xưa cũng đã chứng minh rằng: muốn lên núi cao phải cần sự hợp lực của ba cây. Cũng giống như để đạt được sức khỏe, cần phải kết hợp giữa nhiều bài tập khác nhau, đó mới là cách tập luyện đúng. Tập trung quá nhiều vào một bài tập vì nghĩ nó tốt. Thì thực chất bạn đang khiến cho các bộ phận cơ thể dễ gặp chấn thương hơn. Một số lý do bạn nên biết vì sao cơ bắp cân đối lại quan trọng đến như vậy.

Phòng tránh: Đảm bảo rằng bạn có một chế độ tập luyện đa dạng, bao gồm cả cardio, bài tập tăng cơ bắp. Tập trung cải thiện tính linh hoạt và sự cân đối của cơ bắp.

 

Sai lầm 3: Không Đủ Thời Gian Nghỉ Ngơi

Tập luyện thường xuyên, định kì khác với tập luyện liên tục. “Tập luyện liên tục” không phải là phương thức tập luyện đúng cách. Có thể điều ấy khiến bạn nghĩ rằng mình không lười biếng. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi cơ thể bắt nguồn từ việc nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bạn cung cấp không đủ thời gian để cơ bắp kịp phục hồi, sẽ dễ gây ra những chấn thương không mong muốn. Đồng thời, giảm đi hiệu suất tập luyện

Phòng tránh: Sắp xếp lịch tập có từ 1 – 2 ngày nghỉ. Xen kẽ bài tập cho các nhóm cơ, đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập, đặc biệt là đối với các nhóm cơ lớn. Cơ bắp cần thời gian để tái tạo và phục hồi sau những buổi tập luyện mệt mỏi.

 

Sai lầm 4: Thiếu năng lượng khi tập luyện

Tập luyện đúng cách không yêu cầu bạn loại bỏ hoàn toàn bất cứ một nhóm dinh dưỡng nào cả. Lời khuyên đúng nhất chính là Hạn chế. Còn với những mục tiêu tập luyện sâu hơn, khi đó mới cần phải cắt giảm một vài loại thực phẩm. Cung cấp không đủ năng lượng do nhịn ăn, thiếu dưỡng chất sẽ dẫn đến kiệt sức nhanh chóng. Và bạn không thể tập trung hoàn thành buổi tập.

Phòng tránh: Ăn một bữa ăn cân đối chứa tinh bột phức hợp và protein ít nhất 1-2 giờ trước khi tập. 

Hormone hạnh phúc là nguồn lực giúp bạn tập luyện dễ dàng hơn

Sai lầm 5: Tập luyện quá giới hạn

Đây là vấn đề liên quan đến cường độ và tần suất tập luyện. Nhiều người thích đẩy nhanh tiến độ bằng cách tăng cường độ, tần suất bài tập. Điều này đã gây ra không ít tác hại và chấn thương cho cơ thể.

Phòng tránh: Bắt đầu từ mức độ tập thích hợp với sức khỏe và thể lực hiện tại. Tăng dần độ khó và trọng lượng khi bạn cảm thấy cơ thể đã thích nghi.

 

Sai lầm 6: Tập cho vui

Thực hiện bài tập sai kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương và không đạt được kết quả mong muốn. 

Phòng tránh: Nhắc nhở bản thân vì sao phải tập luyện? Sửa lại động tác và học hỏi từ huấn luyện viên hoặc những người có kinh nghiệm. 

 

Sai lầm 7: Bỏ qua hoạt động giãn cơ

Nhiều người bỏ quên việc phải giãn cơ trước và sau khi tập. Đây là nền tảng giúp bạn không lo căng cơ và đau nhức sau tập/

Phòng tránh: Tìm hiểu ngay các bài giãn cơ tĩnh, thêm vào trước và sau buổi tập và thực hiện đều đặn. 

 

Xem thêm: Giãn cơ đúng cách 

 

Sai lầm 8: Dinh dưỡng sau tập luyện

Sau buổi tập, cơ bắp cần dưỡng chất để phục hồi. Nếu bạn chỉ ăn uống qua loa, hoặc ăn không đúng mục đích tập luyện (không phải ngày cheatday), có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lần tập tiếp theo.

Phòng tránh: Ăn một bữa ăn nhẹ sau buổi tập chứa protein và carbohydrate để tái tạo cơ bắp và bổ sung năng lượng.

 

Sai lầm 9: Không lắng nghe cơ thể lên tiếng

Khi bạn quá tập trung vào những thay đổi bên ngoài. Không lắng nghe cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng, đau do chấn thương. Chắc chắn rằng về lâu dài bạn sẽ khó mà tập luyện đúng cách như mong muốn của bản thân. 

Phòng tránh: Hãy luôn lắng nghe cơ thể và không ép buộc nó vượt qua giới hạn. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau, hãy nghỉ ngơi và đảm bảo bạn có đủ thời gian để phục hồi.

Hiểu cơ thể đang báo hiệu điều gì

 

Tóm lại, tập luyện đúng cách đòi hỏi sự thông minh và sự hiểu biết về cơ thể của bạn. Bằng cách tránh những sai lầm thường gặp, bạn có thể tối ưu hóa hiệu suất tập luyện và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Hãy luôn tìm kiếm hướng dẫn từ chuyên gia và lắng nghe cơ thể của bạn để có một quá trình tập luyện an toàn và hiệu quả.

_______________________________________
Thất bại là mẹ thành công. Chấn thương là bài học cần ghi nhớ để chúng ta rút kinh nghiệm cho những buổi tập sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *