Làm thế nào để tập luyện đúng cách khi bạn đang bị căng thẳng

Một vấn đề được đồn thổi “ngầm” bấy lâu nay: hình như tập luyện bị căng thẳng? Dù cho bao nhiêu thông tin về lợi ích khi tập luyện đều đặn, cũng không bằng một lời vu vơ, vô tình rằng căng thẳng do tập luyện gây ra. Vì thế thông qua bài viết này, Exciter Sports sẽ làm rõ rằng liệu tập luyện có khiến bạn bị căng thẳng và cách để giải quyết chúng nhé!

 

Làm rõ vấn đề: vì sao bạn lại căng thẳng?

Căng thẳng bắt nguồn từ đâu? Có tổng cộng 4 yếu tố gây nên những cơn stress, Exciter Sports nghĩ rằng bạn nên biết trước khi cho rằng tập luyện bị căng thẳng.

  • Yếu tố môi trường: thời tiết thay đổi, tình trạng giao thông, môi trường bị ô nhiễm âm thanh, khói bụi dày đặc
  • Yếu tố xã hội: áp lực từ môi trường làm việc, học tập; vấn đề tài chính hay những mâu thuẫn trong việc thấu hiểu và giao tiếp
  • Yếu tố thể chất: sức khỏe kém, sức đề kháng yếu, hay gặp các bệnh vặt ảnh hưởng đến cuộc sống
  • Yếu tố chủ quan: đến từ việc tự áp đặt suy nghĩ cá nhân, buộc bản thân phải thực hiện những điều quá tầm với

Thực chất, tập luyện vẫn bị xem là hoạt động gây căng thẳng cho cơ thể. Nguyên nhân này thuộc yếu tố thứ tư: yếu tố chủ quan. Đa số các học viên tại Exciter Sports trong quá trình trò chuyện, đều gián tiếp thừa nhận rằng bản thân tự áp đặt những yêu cầu vô lý. Lí do là vì các bạn gặp chướng ngại về việc tập luyện, giao tiếp, hơn nữa là các bệnh lý về tinh thần. 

Chẳng hạn như áp KPI giảm cân. Theo lẽ thường, trẻ sơ sinh muốn ăn được đồ thô phải trải qua quá trình ăn dặm. Muốn ăn được đồ chiên thì răng phải có độ cứng nhất định. Những tác động mạnh khi chưa đạt đủ điều kiện sẽ gây ra những tổn thương không mong muốn. 

Đơn cử như chuyện giảm cân, mỗi người sẽ có những thể trạng khác nhau. Phong cách cũng như tinh thần tập luyện đều có những điểm khác biệt. Càng ép buộc bản thân càng khiến việc tập luyện bị căng thẳng. 

Đây cũng không phải là lỗi của bạn. Mong cầu sở hữu một cơ thể săn chắc, gọn gàng, thêm tự tin khi giao tiếp là điều hết sức bình thường. Nhưng hãy để việc tập luyện diễn ra theo tiến trình. Vận động có khả năng kiểm soát cơn stress rất tốt, giải phóng cảm xúc tiêu cực, giúp bạn dễ dàng thư giãn hay vì “cố gắng thư giãn”. 

 

6 cách tập luyện không lo bị căng thẳng

“Khi căng thẳng, đừng nên để việc “tập luyện bị căng thẳng” gây áp lực cho bạn”

Điều này nhắc nhở bạn rằng không được theo các bài tập nặng. Gây ảnh hưởng tiêu cực lên các nhóm cơ, dễ chấn thương và khiến cho vấn đề “tập luyện bị căng thẳng” trở nên nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn, sự căng thẳng dễ dẫn tới tình trạng thu hẹp mạch máu, ngăn sự lưu thông về nuôi tim. Vì thế tim không được cấp đủ oxy để hoạt động, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ngay tại thời điểm đó.

Hít sâu thở sâu

Điều khiển cơ thể về tình trạng ban đầu bằng hơi thở luôn là cách rất hiệu quả. Hít thở sâu để nạp thêm oxy cho việc hô hấp, lồng ngực được căng ra và cơ thể sẽ giảm được các áp lực vô hình. Lưu ý là bạn nên hít thở vào ra đều đặn. Tránh ngắt nhịp thở giữa chừng hay hít quá sâu dễ bị hụt hơi và ho.

Cách hít sâu thở sâu:

  • Đầu tiên hãy thở ra theo nhịp chậm và sâu bằng miệng (5 giây)
  • Tiếp theo hít vào theo nhịp chậm và sâu bằng mũi (5 giây), như vậy đảm bảo oxy căng tràn phổi
  • Nếu thấy bụng phình ra là bạn đang thực hiện đúng. Vì bạn đang thở nhờ vào cơ hô hấp chính của cơ thể: cơ hoành

Đi bộ ở nơi thoáng mát

Nếu xung quanh khu nhà bạn không có nơi để dạo bộ vòng quanh, hãy thử di chuyển đường bộ tới các khu vực khác. Đây là một cách tập luyện rất dễ thực hiện. Do tinh thần căng thẳng nên đừng đặt nặng mục tiêu là “phải đi bao nhiêu km”? Hãy để tinh thần thoải mái, điều khiển cơ thể bước đi, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh để giảm bớt nỗi âu lo hiện tại. 

Đi đúng cách thì không lo việc tập luyện bị căng thẳng đâu nè.

Đạp xe 

Không thích đi bộ thì mình có xe đạp “chuyên chở căng thẳng đi xa”. Hiện nay, không thiếu các dịch vụ cho thuê xe đạp chất lượng. Bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền đặt cọc là đã có ngay một chiếc xe đạp siêu xịn cùng những phụ kiện bảo hộ khác. Ngồi trên xe đạp sẽ mang một cảm giác phiêu lưu hơn, có khi bạn còn tìm ra được nguyên do vì sao tập luyện bị căng thẳng, từ đó điều chỉnh để tránh mắc lại những vấn đề này.

Đạp xe giúp tăng khả năng lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể. Có thể rủ bạn bè cùng tham gia đạp xe sau một thời gian deadline dồn dập nhé.

Massage quanh vùng mắt

Đôi khi bạn sẽ thấy nhiều người day đầu khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, việc massage đầu sẽ không hiệu quả bằng tác động trực tiếp lên vùng mắt. Đây là một vùng rất nhạy cảm trên cơ thể, cần được bảo vệ cả khi không tiếp xúc với các tác nhân gây hại. 

Bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa di đều vùng da quanh mắt. Động tác này sẽ giúp mắt được thư giãn nhẹ nhàng, đồng thời kích hoạt lưu thông mạch máu diễn ra linh hoạt hơn. Tiếp theo, vẫn dùng hai ngón tay đó nhịp liên tục trên khu vực xương gò mắt trên. Di chuyển từ trong ra ngoài và lặp lại đến khi cảm thấy đã ổn. Cách này sẽ giúp bạn cảm nhận được các chuyển động tích cực tại đầu ngón tay. Hơi ấm từ thân nhiệt cơ thể sẽ sưởi ấm vùng da nhạy cảm quanh mắt, giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi.

Yoga: Tư thế em bé

Đây là một động tác đa nhiệm. Vừa giúp bạn giảm sức ép từ việc “tập luyện bị căng thẳng”, còn hỗ trợ giảm đau ở vùng cổ, vai, đầu hay thắt lưng. Kéo giãn thân trên đang căng cứng do ngồi làm việc liên tục không nghỉ ngơi.

Yoga: Tư thế dựng chân

Một động tác giãn cơ khá đơn giản nhưng rất nhiều bạn thực hiện sai cách. Đa phần đều áp sát hai chân lên mặt tường, tạo thành góc 90 độ với thân trên. Tư thế đúng sẽ là để mông cách tường 15cm, sau đó ngả lưng và để cơ thể được giãn ra dần dần. Nếu cảm thấy chưa được thoải mái, hãy dịch chuyển mông lại gần thêm chút.

Điều này là để cơ thể được thích ứng từ từ với sự căng cơ. Nếu ngay từ đầu bạn ép sát hẳn hai chân vào tường, Exciter Sports đảm bảo sẽ khó tránh khỏi việc bị sốc hông đâu nhé.

Và kết hợp những yếu tố khác…

Chẳng hạn như ăn uống đầy đủ, đúng bữa. Không thức quá khuya để lướt mạng xã hội vì nó giải trí. Tránh suy nghĩ tiêu cực về đêm. 

Những nhắc nhở này chưa bao giờ là thừa cả. Thật sự rằng việc tập luyện bị căng thẳng một phần bắt nguồn từ những điều này. Nhiều người xem thường chúng và bỏ quên khi mắc phải cơn stress. Hãy nghĩ xem. Nếu bạn không bổ sung năng lượng từ những hoạt động bình thường của cơ thể thì liệu, bạn có đủ sức lực để vượt qua sự căng thẳng hay không? 

“Lấy độc trị độc” – dùng chính nguyên nhân để tác động lại kết quả. Dùng việc tập luyện bị căng thẳng, tác động lại cơn căng thẳng bằng tập luyện.

 

Lời kết

Vậy là chúng ta đã làm rõ được vấn đề rằng “tập luyện bị căng thẳng”. Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng. Nếu phát hiện bản thân đang căng thẳng khi tập luyện theo lịch trình, dừng lại, và tập luyện theo 6 cách mà Exciter Sports đã giới thiệu. Nhẹ nhàng và đơn giản sẽ giúp ởi bỏ những nặng nề trong suy nghĩ. Kết luận: tập luyện bị căng thẳng hay không tùy thuộc vào cách bạn đối diện chúng.

_______________________________________
Khám phá ngay các bài tập giảm căng thẳng cực hiệu quả, đồng thời phát triển nguồn năng lượng bên trong mỗi người.
Chỉ có tại Exciter Sports.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *